Tư vấn về quy định pháp lý khác
Dịch vụ tư vấn về thương mại điện tử
1. Thương mại điện tử là gì?
Theo giải thích của WHO: “Thương mại điện tử (hay thương mại trực tuyến) bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.
Trong khi đó, khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Như vậy, TMĐT bản chất vẫn là hoạt động mua bán hàng hoá nhưng thay vì diễn ra trực tiếp thông qua hành vi của các cá nhân, tổ chức thì sẽ diễn ra trên mỗi trường Internet trên các nền tảng là các website bán hàng, mạng viễn thông được đăng ký theo quy định của pháp luật.
2. Tại sao cần được tư vấn luật thương mại điện tử?
- Bảo đảm cho hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
- Phân tích những rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi tiến hành các hoạt động thương mại điện tử. Từ đó đề ra những giải pháp ngăn chặn, hạn chế những rủi ro đó, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả nhất

3. Dịch vụ tư vấn pháp lý về thương mại điện tử của Viện Ứng dụng Khoa học Công nghệ và Luật pháp
- Tư vấn và Hỗ trợ Xuất khẩu: Trung tâm cung cấp dịch vụ tư vấn toàn diện cho các doanh nghiệp Việt Nam về pháp lý, truyền thông và các thủ tục xuất khẩu, tìm kiếm thị trường, xây dựng chiến lược marketing quốc tế và các vấn đề pháp lý liên quan đến xuất nhập khẩu.
- Tư vấn Pháp lý Thương mại Quốc tế: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến các vấn đề hợp đồng, thuế, bảo vệ quyền lợi thương mại trong giao dịch quốc tế.
- Share
- Copy
- Comment( 0)
Cùng chuyên mục